Loài Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. (Cây Húng Chanh)
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
Loài Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. (Cây Húng Chanh)
Hoa thức và Hoa đồ:
Tiêu bản
Đặc điểm giải phẫu:
Thân [hình 4]
Vi phẫu [hình 5] hình chữ nhật hay vuông, góc hơi tròn. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác có 5 hoặc 6 cạnh khá đều nhau, cutin mỏng. Lỗ khí nằm ngang hay nhô cao hơn lớp biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy rất nhiều, từ 3-9 tế bào. Biểu bì thường lồi ở chân lông. Lông tiết nhiều, đầu tròn hoặc bầu dục chứa nhiều chất tiết màu vàng xanh, chân và đầu có 1-2 tế bào. Dưới biểu bì là 2-4 lớp tế bào mô dày góc liên tục. Mô mềm vỏ đạo, gồm 4-8 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, kích thuớc không đều. Trụ bì [hình 6] gồm 1-3 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Libe 1 xếp thành từng cụm nhỏ rải rác ở phần cạnh vi phẫu và xếp thành các đám dài tập trung ở 4 góc. Libe 2 gồm 3 hoặc 4 lớp tế bào hình chữ nhật, vách khá uốn luợn xen kẽ libe 2 là các mô mềm cấp 2 vách bằng cellulose. Vùng gỗ 2 phát triển ở 4 góc, gồm từ 10-13 lớp tế bào mô mềm gỗ xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 to, rải rác, hình chữ nhật hay hình đa giác tròn ở góc. Tia tủy 1-2 dãy tế bào có kích thước hẹp. Xen kẽ gỗ 2 là mô mềm cấp 2 vách tẩm chất gỗ, tế bào hình chữ nhật khá đều nhau, bên dưới có 1-2 lớp mô mềm cấp 2 vách còn cellulose. Gỗ 1 tập trung nhiều ở 4 góc bên dưới gỗ 2, phân hóa ly tâm. Gỗ 1 và gỗ 2 còn nằm rải rác ở các cạnh vi phẫu, mạch gỗ nhỏ. Mô mềm tủy khuyết, hình đa giác kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối có trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình kim ngắn hoặc dài, thường tập trung thành từng bó.
- Thân già [hình 7]: Vi phẫu thân tròn, có sự xuất hiện những mảng bần [hình 8]. Mô dày góc và mô mềm vỏ thường bị ép dẹp. Mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ rải rác.
Cuống lá [hình 9]
Tế bào biểu bì dẹt và nhỏ, cutin mỏng. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống như thân. Mô dày góc 2-4 lớp, tạo thành vòng liên tục, nhiều ở 2 góc lồi. Mô mềm đạo, tế bào đa giác gần tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim [hình 10] và hình khối [hình 11]. Cung libe gỗ gồm 2 đoạn đối xứng, gỗ ở trên và libe ở dưới. Ở 2 góc trên có 2 bó libe gỗ phụ [hình 12].
Lá [hình 13]
Gân giữa lồi ở mặt dưới. Biểu bì trên và dưới có lông che chở đa bào và lông tiết [hình 14], cutin mỏng. Mô dày góc sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm đạo, tế bào to, vách mỏng. Hệ thống dẫn [hình 15] gồm nhiều bó không đều xếp thành vòng tròn, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to.
Phiến lá [hình 16]: Biểu bì trên và dưới có hình chữ nhật, cutin mỏng. Dưới biểu bì trên có 1 lớp tế bào mô giậu. Dưới mô giậu là mô mềm chừa những khuyết nhỏ.
Biểu bì lá: Tế bào biểu bì trên [hình 17] có vách hơi uốn lượn, lỗ khí ít. Tế bào biểu bì dưới [hình 18] có vách ngoằn ngoèo, lỗ khí nhiều. Lỗ khí kiểu trực bào.
Vi phẫu [hình 5] hình chữ nhật hay vuông, góc hơi tròn. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác có 5 hoặc 6 cạnh khá đều nhau, cutin mỏng. Lỗ khí nằm ngang hay nhô cao hơn lớp biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy rất nhiều, từ 3-9 tế bào. Biểu bì thường lồi ở chân lông. Lông tiết nhiều, đầu tròn hoặc bầu dục chứa nhiều chất tiết màu vàng xanh, chân và đầu có 1-2 tế bào. Dưới biểu bì là 2-4 lớp tế bào mô dày góc liên tục. Mô mềm vỏ đạo, gồm 4-8 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, kích thuớc không đều. Trụ bì [hình 6] gồm 1-3 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Libe 1 xếp thành từng cụm nhỏ rải rác ở phần cạnh vi phẫu và xếp thành các đám dài tập trung ở 4 góc. Libe 2 gồm 3 hoặc 4 lớp tế bào hình chữ nhật, vách khá uốn luợn xen kẽ libe 2 là các mô mềm cấp 2 vách bằng cellulose. Vùng gỗ 2 phát triển ở 4 góc, gồm từ 10-13 lớp tế bào mô mềm gỗ xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 to, rải rác, hình chữ nhật hay hình đa giác tròn ở góc. Tia tủy 1-2 dãy tế bào có kích thước hẹp. Xen kẽ gỗ 2 là mô mềm cấp 2 vách tẩm chất gỗ, tế bào hình chữ nhật khá đều nhau, bên dưới có 1-2 lớp mô mềm cấp 2 vách còn cellulose. Gỗ 1 tập trung nhiều ở 4 góc bên dưới gỗ 2, phân hóa ly tâm. Gỗ 1 và gỗ 2 còn nằm rải rác ở các cạnh vi phẫu, mạch gỗ nhỏ. Mô mềm tủy khuyết, hình đa giác kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối có trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình kim ngắn hoặc dài, thường tập trung thành từng bó.
- Thân già [hình 7]: Vi phẫu thân tròn, có sự xuất hiện những mảng bần [hình 8]. Mô dày góc và mô mềm vỏ thường bị ép dẹp. Mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ rải rác.
Cuống lá [hình 9]
Tế bào biểu bì dẹt và nhỏ, cutin mỏng. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống như thân. Mô dày góc 2-4 lớp, tạo thành vòng liên tục, nhiều ở 2 góc lồi. Mô mềm đạo, tế bào đa giác gần tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim [hình 10] và hình khối [hình 11]. Cung libe gỗ gồm 2 đoạn đối xứng, gỗ ở trên và libe ở dưới. Ở 2 góc trên có 2 bó libe gỗ phụ [hình 12].
Lá [hình 13]
Gân giữa lồi ở mặt dưới. Biểu bì trên và dưới có lông che chở đa bào và lông tiết [hình 14], cutin mỏng. Mô dày góc sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm đạo, tế bào to, vách mỏng. Hệ thống dẫn [hình 15] gồm nhiều bó không đều xếp thành vòng tròn, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to.
Phiến lá [hình 16]: Biểu bì trên và dưới có hình chữ nhật, cutin mỏng. Dưới biểu bì trên có 1 lớp tế bào mô giậu. Dưới mô giậu là mô mềm chừa những khuyết nhỏ.
Biểu bì lá: Tế bào biểu bì trên [hình 17] có vách hơi uốn lượn, lỗ khí ít. Tế bào biểu bì dưới [hình 18] có vách ngoằn ngoèo, lỗ khí nhiều. Lỗ khí kiểu trực bào.
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột cành lá: Màu xanh, mùi thơm. Thành phần gồm: mảnh biểu bì vách hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào, có thể thấy lông che chở [hình 19] và lông tiết[hình 20]; mảnh lỗ khí nằm riêng rẽ hoặc có tế bào bạn xung quanh; lông che chở rất to hoặc nhỏ, vách mỏng lấm chấm, đứt gãy; lông tiết nhiều kích thước và nhiều loại: chân 1-2 tế bào, đầu 1, 2 hoặc 4 tế bào chứa tinh dầu vàng óng; các mảnh mạch xoắn [hình 21], mạch vạch [hình 22], mạch mạng; mảnh mô mềm; tế bào mô cứng [hình 23] và sợi [hình 24], tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối [hình 25]. Hạt tinh bột [hình 26] hình đa giác, tễ rõ.
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Trồng ở nhiều tỉnh và thành phố nước ta. Còn có ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin.
Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12. Cây ưa sáng và ẩm.
Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12. Cây ưa sáng và ẩm.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Plectranthi amboinici) hoặc lá có lẫn nhánh non.
Thu hái và chế biến:
Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già, phơi âm can cho khô.
Thành phần hóa học:
Lá chứa tinh dầu, thành phần chính là carvacrol: 40-60%. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng thành phần chính trong tinh dầu là thymol 41,30%. Lá Húng chanh mọc ở Hà Nội chứa 0,002-0,003% tinh dầu trong đó có carvacrol 39,5%, γ-terpinen 19%, α-terpinen 16,8%.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng. Thường dùng trị cảm cúm, ho sốt do phong hàn, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, ho gà, khản tiếng, côn trùng cắn. Ngày dùng 10-16 g, dạng thuốc sắc, thuốc xông, thường dùng lá tươi.
Tin liên quan
XEM TRÊN MOBILE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét